Đang thực hiện

Các trường hợp sử dụng bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana

Thời gian đăng: 06/10/2018 09:50
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana trong lịch sử được cho là chữ viết của người phụ nữ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học đất nước Nhật Bản là “The Tale of Genji” của nữ tác giả Murasaki Shikibu ở  thế kỷ XI đã được viết bằng bảng chữ cái này.

Bảng chữ cái hiragana và cách viết nhanh nhất

Các trường hợp sử dụng bảng chữ cái Hiragana

Tiếp sau vị ngữ của động từ trong tiếng Nhật, tiếp hình dung từ, tiếp hình dung động từ Nhật như: Tabemashita (食べました - đã ăn) hay thường là nhữung bộ phận của trợ từ, của các trợ động từ như là: kara (から - từ (từ đâu cho đến đâu)) hay là tiếp vị ngữ  “san” (さん - Ông, bà,…)

Đối với những từ mô tả về các sự vật đã được người dân Nhật Bản gọi tên từ rất lâu, không có những chữ Hán tương ứng với nó. Ví dụ như: meshi (めし - thức ăn), yadoya (やどや - nhà trọ).

Trong một số trường hợp nói chung, sử dụng chữ kana chứ không sử dụng Kanji, cũng không dùng cả chữ Katakana.
Bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana cơ bản có 2 phần là: phần nguyên âm và phần nguyên âm đôi

Những phụ âm kép như là にゃ - にゅ - にょ bạn không nên nhầm lẫn chúng với chuỗi んや - んゆ - んよ. Việc kết hợp giữa chữ に với những chữ nhỏ hơn tạo ra một mora, trong khi đó chuỗi chữ “ん” đi kèm theo với những chữ hàng “や” lớn tạo ra thành hai mora. Ví dụ:  “かにゅう” - ka - nyu - u, (gia nhập) và từ “かんゆう” ka - n - yu - u (khuyến dụ), chúng ta nghe rõ ràng là rất khác nhau, mặc dù là kiểu chữ viết là Latinh có thể viết ra giống nhau là kanyu. Với hệ thống Hepburn, chúng ta có thể phân biệt chúng với dấu phẩy: kanyū , kan’yū.
bang chu cai hiragana

Có bao nhiêu chữ Hiragana?

Tổng cộng có 46 ký tự chữ Hiragana trong hệ thống bảng chữ tiếng Nhật, mỗi chữ cái đều có cách phát âm khác nhưng chúng không có ý nghĩa nào độc lập.
Mỗi bảng chữ cái của tiếng Nhật đều có trên mình một chức năng riêng biệt. Bảng chữ Hiragana có 2 vai trò chính sau:

Tạo nên một cấu trúc ngữ pháp phong phú và là đặc trưng của tiếng Nhật

Chức năng chính của bảng chữ cái Hiragana là được thêm vào cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật trong câu. Như Okurigana, thì chữ Hiragana còn được dùng để thêm vào đoạn cuối của từ, mục đích là để thay đổi nghĩa của từ đó, góp phần tạo nên một cấu trúc câu hoàn chỉnh hơn, giúp các bạn học viên khi học tiếng Nhật có thể hiểu rõ hơn và áp dụng thành thạo bảng chữ Hiragana nhất.

Ví dụ: Chúng ta thay đổi thì của động từ là “ăn” ở trong hiện tại và ở quá khứ. Ở đây nó có nghĩa là “ăn”.
Và giờ những chữ Hiragana đã làm thay đổi thì của động từ “ăn” trở thành “đã ăn”
Chữ cái Hiragana có chức năng là sử dụng những tiền tố hay hậu tố để diễn đạt hết sự liên kết giữa các từ ở trong câu.
cach hoc bang chu cai hiragana
Có bao nhiêu chữ trong bảng hiragana

Trình bày sự phát âm của bảng Hiragana

Ký tự trong bảng Hiragana thường được viết cạnh các chữ Kanji, sử dụng chúng để có thể phát âm giống như cách chúng ta thêm ký tự là roman vào câu. Ở trong trường hợp này thì, Hiragana được sử dụng để viết một số từ gốc Nhật Bản mà hệ chữ cái Kanji không thể sử dụng được trong hoàn cảnh này.

Cách dùng khác của bảng chữ cái Hiragana

Ngoài ra, bảng chữ Hiragana còn sử dụng vô cùng rộng rãi ở trong những cuốn sách, truyện dành cho trẻ em, vì các trẻ em có thể chưa có được kỹ năng đọc hiểu và nhận biết các chữ Kanji, nhưng chúng có thể hiểu được những từ được viết bằng chữ Hiragana. Hoặc được sử dụng trong những lời thọai của các nhân vật nữ trong các cuốn tiểu thuyết...

Với những thông tin về bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn và học bảng chữ cái dễ dàng hơn.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website :http://trungtamtiengnhat.org/

Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!

Các tin khác