1. Trọng âm
Trong tiếng Nhật có rất nhiều từ đồng âm nên sẽ có những cách nhấn nhá giọng đa dạng. Để có thể nắm được những cách nhấn giọng thì các bạn cần phải học thật nhiều từ mới cũng như là luyện tập thật thường xuyên.
Chúng ta sẽ xem một ví dụ sau để hiểu rõ hơn nhé. Từ はし – 橋 – hаѕhi có ý nghĩa là cây cầu và được phát âm là [há sì] (nhấn âm thứ 2), trong khi đó thì はし – 箸 – hashi có ý nghĩa là đôi đũa thì lại được đọc là [hà sí] (nhấn vào âm đầu tiên). Tuy nhiên thì các bạn cũng cần phải lưu ý rằng, nhấn mạnh âm còn tùy thuộc vào vùng miền, ví dụ như một từ khi đọc ở Tokyo có trọng âm thế này, nhưng ở Osaka lại có trọng âm kiểu khác.
2. Trường âm
Trong tiếng Nhật, trường âm chính là những âm tiết được kéo dài ra và cũng đồng thời làm ý nghĩa của câu khác đi. Đây cũng chính là lỗi thường gặp nhất ở nhiều người học tiếng Nhật. Sau đây sẽ là một vài ví dụ để các bạn nhớ:
ゆき [uki] : Tuyết ——————> ゆうき [yuuki]: dũng khí
とる [toru] : Chụp ảnh ————> とおる [tooru] : chạy (tàu, xe)
え [e]: Bức tranh ——————> ええ[ee]: vâng, dạ (dùng trong văn nói)
おばさん [obasan] : Bác, cô ——-> おばあさん [obaasan] : bà, bà cụ
おじさん [ojisan] : Bác, chú——-> おじいさん [ojiisan] : ông,ông cụ
ここ [koko]: Nơi đây —————–> こうこう [kookoo]: hiếu thảo
Đây là trường âm trong bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana, còn ở trong bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana, khi viết trường âm chúng ta sử dụng “_”
Ví dụ:
テープ —–[teepu] ——- băng casset
ノート —–[nooto] ——- cuốn tập,cuốn vở
スーパー — [suupaa] —– siêu thị
タクシー — [takushii] —- taxi
カード —–[kaado] —— card
3. Khuất âm
Trong tiếng Nhật, chắc hẳn các bạn đã gặp không ít trường hợp mà trong đó chữ [つ] bị viết nhỏ chứ không viết lớn như bình thường phải không? Trong trường hợp này, ta gọi đó là khuất âm và được đọc giống như chữ T trong tiếng Việt.
Ví dụ:
にっき [nikki]: nhật kí
きって [kitte]: соn tem
4. Ảo âm
Cũng tương tự như trường hợp của chữ [っ] bị viết nhỏ, các từ [や], [ゆ], [よ] trong Hiragana và các nguyên âm [ア], [イ], [ウ], [エ] và [オ] trong Katakana cũng thường viết nhỏ. Những từ này được thêm vào sau âm khác làm biết đổi đi cách phát âm của từ trước nó và người ta gọi đây chính là ảo âm
Ví dụ:
ひゃく [hyaku] : một trăm
ソファ [sofa] : ghế sofa
パーティ [paati] : tiệc
5. Nối âm
m nối trong tiếng Nhật là từ [ん] và thường được đọc như chữ N ở trong tiếng Việt
Ví dụ:
ばんごう [bangou] : số
ごはん [gohan] : bữa ăn
じかん [jikan] : thời gian
Riêng những trường hợp theo sau [ん] những âm thuộc dãy [M], [P] và [B] thì lúc này [ん] sẽ được đọc là âm M
Ví dụ:
こんばん [komban] : tối nay
さんぽ [sampo] : tản bộ
にほんばし [nihombashi] : cầu Nhật Bản
6. Ngữ điệu ở trong câu văn
Tùy vào các loại câu, mục đích mà câu văn sẽ có những ngữ điệu khác nhau. Ví dụ, trong các câu khẳng định thì sẽ có một ngữ điệu đều đều, còn trong các câu hỏi thì ở cuối câu sẽ được lên giọng hơn bình thường một chút, còn để biểu lộ sự đồng tình, câu cảm thán thì chúng ta phải hạ giọng ở cuối câu.
Trên đây là bài viết về cách sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Nhật. Hy vọng, bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức về tiếng Nhật thật bổ ích và học tập thật hiệu quả.
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website :http://trungtamtiengnhat.org/
Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!