Đang thực hiện

Tất tần tật về cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật

Thời gian đăng: 20/02/2019 11:06
Bạn phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật có thực sự chuẩn xác? Bài viết hướng dẫn về cách phát âm 3 bảng chữ cái dưới đây sẽ giúp bạn kiểm tra trình độ phát âm của mình. Nếu như phát hiện mình sai, thì hãy bắt chước đọc theo cô giáo của SOFL nhé.

Phát âm bảng chữ cái Hiragana

Hệ thống bảng chữ cái tiếng Nhật gồm có 3 bảng chữ Hiragana, Katakana, Kanji.
Hiragana và katakana là hai bảng chữ cái có cách đọc hoàn toàn giống nhau, chỉ khác nhau về mục đích sử dụng: Hiragana là từ chức năng và thay thế cho kanji nếu từ kanji đó quá ít người biết đến, còn kanji được sử dụng để thể hiện một từ mượn tiếng nước ngoài trong tiếng Nhật. Thế nên thực chất học cách đọc bảng chữ cái tiếng Nhật là ta chỉ cần học cách đọc của bảng chữ cái tiếng Nhật hiragana là đủ.

Bảng chữ cái hiragana và cách đọc

Hướng dẫn học bảng chữ cái tiếng Nhật đầy đủ
bảng chữ cái hiragana

Bảng âm đục

Khi đã thuộc bảng chữ cái Hiragana rồi thì chúng ta học bảng âm đục sẽ vô cùng đơn giản thôi. Đây chỉ là bảng bổ sung vào thêm 25 âm tiết nữa, là những chữ cái được thành lập bằng cách thêm vào 2 dấu phẩy ” ở trên đầu mỗi chữ cái trong bảng Hiragana, ĐƯỢC gọi là “tenten”
âm đục bảng chữ cái hiragana

Bảng âm ghép

Là những âm tiết được ghép bởi 2 âm đơn, nên nó còn được gọi là “âm đôi”. Đặc điểm của âm này là nhwuxng chữ  や ゆ よ sẽ được viết nhỏ lại thành chữ ゃ ゅ ょ

2. Phát âm bảng chữ cái Katakana

Chữ Katakana có ý nghĩa là kana “chắp vá”, nguyên nhân do Katakana được hợp thành bởi nhiều thành phần phức tạp của bộ chữ Kanji. Katakana được tạo nên từ những nét thẳng, cong và những nét gấp khúc, là kiểu chữ đơn giản nhất trong chữ viết tiếng Nhật. Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana là một trong 2 bảng chính của Nhật,  thường được sử dụng để viết những từ của nước ngoài.

Bảng âm đục và âm ghép
âm đục âm ghép chữ katakana

3. Phát âm bảng chữ cái Kanji (Chữ Hán)

>>> Xem thêm : Cách viết chữ kanji
 
Chúng ta có thể phân loại như sau:

         - Kun - yomi (đọc theo âm Nhật):

Thường khi Kanji đứng một mình nó hoặc Kanji + Hiragana.
Ví dụ: 雨 (ame): mưa, 会う (au): gặp mặt...

Trong sách Hán tự, Kun-yomi được viết bằng chữ Hiragana.

         - On - yomi (đọc theo âm Hán):

Thường dùng trong các từ ghép (Kanji + Kanji). Chiếm khoảng 90%.

Trong sách Hán tự, On - yomi được viết bằng chữ Katakana.
Ví dụ: chữ 国 Quốc: (On) - コク, (Kun) - くに; chữ 山 Sơn: (On) - サン, (Kun) - やま; chữ 河 Hà: (On) - ガ, (Kun) - がわ; chữ 木 Mộc: (On) - モク, (Kun) - き;...

         - Trường hợp ngoại lệ:

Nếu gặp trường hợp ngoại lệ sau thì chỉ có cách là học thuộc lòng.

a. Kanji đứng một mình nó mà lại đọc bằng âm On - yomi.
Ví dụ: 本 - ホン : sách, 門 - モン : cổng...
b. Kanji + Kanji mà lại đọc bằng âm Kun - yomi + Kun - yomi.
Ví dụ: 買い物 : mua sắm , 花見 : ngắm hoa...

c. Kanji + Kanji mà lại đọc bằng âm Kun - yomi + On - yomi hoặc ngược lại.
Ví dụ: 彼女 : bạn gái, 本屋 : hiệu sách...

Những điều lưu ý khi bạn học Kanji:
+ Đa số Kanji có cả 2 cách đọc On và Kun.
+ Có nhiều Kanji chỉ có cách đọc On.
+ Đối với người Việt, nếu ai giỏi từ Hán Việt thì việc học và hiểu Kanji sẽ dễ dàng hơn. 

Ví dụ: Chữ Hán + Hán Việt.
国歌 : Quốc ca.
国家 : Quốc gia.
人類 : Nhân loại.
兵士 : Binh sỹ.
軍人 : Quân nhân.

4. Những lưu ý khi đọc bảng chữ cái tiếng Nhật

         - Nguyên âm trong tiếng Nhật không hoàn toàn giống như tiếng Việt.

Đây là lưu ý thứ nhất. Tiếng Nhật gồm có 5 nguyên âm là  あ a, い i, う u, え e, お o.
Nguyên âm “あ a” đọc gần giống như tiếng Việt nhưng hơi nhẹ hơn một chút. âm “い i” và âm “お o” có cách đọc cũng như tiếng Việt. Đối với âm “う u” giữ khẩu hình miệng của chữ u và phát âm là ư nên nghe như giữa chữ u và ư. Về âm “え e” chúng ta cũng phát âm như giữa chữ e và ê nhé.
Vì tiếng Nhật có ngữ điệu nên khi đọc liền mạch ta không thể đọc là /a i ư ê ô/ mà phải đọc là /à i ư ề ộ/.

         - Phụ âm /g/.

Phụ âm /g/ có cách đọc tương tự tiếng Việt. Tuy nhiên, âm /g/ đứng đầu sẽ phát âm là /g/ nhưng khi đứng giữa hoặc cuối thường có xu hướng phát âm thành /ng/

         - Chữ shi し phát âm cong lưỡi so với các chữ còn lại trong hàng sa さ.

Hàng さ sa các bạn phát âm như /x/ của tiếng Việt, nhưng chữ し shi các bạn phải cong lưỡi lên.
Tương tự, hàng ざ za phát âm như /gi/ của tiếng Việt, nhưng chữ じ ji cũng phải cong lưỡi lên.
Khi học nghe giọng Tokyo, chúng ta nghe thấy người Nhật thường không phát âm です、ます、ました、… là đê - xừ, ma - xừ, ma - shi - tà, mà phát âm thành đê-x’, mas’, ma - sh’ - ta. Tức là những âm す、し trở thành giọng gió. Dù trở thành giọng gió, bạn phải luôn phát âm chữ し cong lưỡi lên.

         - Chữ tsu つ trong hàng ta た khó phát âm.

Đây là một âm không có trong tiếng Việt, vì vậy khá khó để chúng ta tiếp cận ngay lập tức. Để phát âm được âm này, môi của bạn phải đưa ra phía trước một tí, lưỡi chạm hai hàm răng, bật nhẹ và phát âm /sư/.

         - /Phụ âm /r/ trong tiếng Nhật không giống như trong tiếng Việt.

Với bạn nào thường nghe nhạc Nhật hay xem anime nhiều chắc chắn sẽ nhận ra rằng đôi lúc âm /r/ được phát âm nghe như /l/ hay thậm chí như /d/. Đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn tự học tiếng Nhật. Điều này thực chất là do khẩu hình miệng, cử động môi, lưỡi,… làm cho cách phát âm /r/ của tiếng Nhật rất khác tiếng Việt.
Để phát âm đúng, lưỡi chạm hàng răng trên và bật lưỡi nhẹ ra. Có thể thấy việc phát âm này không hề dễ, nên cần nhiều sự luyện tập hơn.

         - /Chữ - n ん được phát âm thành /-n/, /-m/ hay /-ng/ tùy chữ đứng sau nó.

Nguyên tắc chung là:

Nếu chữ đứng sau thuộc hàng ba ば, pa ぱ, ma ま thì ん sẽ được phát âm là /-m/. Nếu chữ đứng sau thuộc hàng ka か, ga が thì ん sẽ được phát âm là /-ng/. Các trường hợp còn lại là /-n/.
Tại sao có sự phức tạp như vậy? Vì biến đổi như thế để phát âm tự nhiên hơn. Ví dụ: sambo サンボ, người Nhật sẽ thấy khó khăn khi phát âm là san - bo, phát âm sam - bo sẽ dễ hơn và tự nhiên hơn.

Trên đây là cách phát âm bảng chữ cái tiếng Nhật, hãy luyện cơ miệng của mình thật chăm chỉ mỗi ngày nhé. Chúc các bạn thành công.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website :http://trungtamtiengnhat.org/

Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!

Các tin khác