A. Cấu trúc câu ngữ pháp tiếng Nhật
1. Trật tự từ trong câu ngữ pháp tiếng Nhật :a. Thông thường, động từ đặt ở cuối của câu hoặc mệnh đề.
b. Từ cuối cùng ở mỗi câu sau chính là động từ.
Ví dụ:
- えいごとにほんごをはなします。(Eigo to nihongo wo hanashimasu.)
Tôi nói tiếng Anh và tiếng Nhật.
- ベトナムから来ました。(betonamu kara kimashita)
Tôi đến từ Việt Nam.
2. Thông tin lược bớt:
a. Bỏ qua thông tin đã hiểu từ ngữ cảnh cho trước, hoặc đã có.
b. Tránh sử dụng liên tiếp わたし(watashi) khi nó đã rõ ràng trong ngữ cảnh.
c. Không sử dụng あなた(anata), một đại từ có nghĩa là “bạn” hoặc “của bạn”, nếu có thể dùng tên thật hoặc tên chức vụ hoặc vai trò của họ.
d. Nói lạm dụng đại từ sẽ nghe có vẻ kém lịch sự.
Chỉ thị chức năng ngữ pháp tiếng Nhật - Trợ từ.
B. Chỉ thị chức năng ngữ pháp tiếng Nhật: Trợ từ
2. Hầu hết các trợ từ tiếng Nhật được đính kèm ở cuối danh từ, một số thì đính kèm với trợ từ khác.
3. Trợ từ câu được đính kèm với một câu, bao gồm từ để hỏi か[ka]
4. Khi từ đứng trước bị bỏ qua, trợ từ cũng nên được bỏ qua, bởi chúng là một nhóm và được phát âm như 1 từ.
5. Từ biểu thị chủ đề câu: は[wa]
a. Chủ đề của một câu được biểu thị với [wa], và は được dùng với phát âm [wa] chỉ trong trường hợp là một trợ từ.
b. Chủ đề thường giống chủ thể, nhưng không phải luôn như vậy.
c. は[wa] được dùng cho khách thể, đặc biệt trong câu phủ định.
6. Từ biểu thị chủ thể: が[ga]
a. が[ga] được dùng để biểu thị chủ thể khi mà thông tin này là mới đối với người nghe.
b. が[ga] được dùng trong cấu trúc sau cũng được.
- わたしはめがあおいです。(Watashi wa me ga aoidesu. )
Mắt tôi màu xanh.
- とうきょうはひとがおおいです。(Toukyou wa hito ga ooidesu.)
Có nhiều người ở Tokyo.
7. Từ để hỏi: か[ka]
Trợ từ tiếng Nhật か[ka] của 1 câu được đính kèm với 1 mệnh đề để tạo câu hỏi
Mệnh đề: ひるごはんをたべます。
(Hirugohan wo tabemasu.)
Tôi ăn trưa / Tôi sẽ ăn trưa.
Câu hỏi: ひるごはんをたべますか。
(Hirugohan wo tabemasuka?)
Bạn có ăn trưa không ?
Thể văn trong ngữ pháp tiếng Nhật
- Thể lịch sự: thường được dùng khi giao tiếp hàng ngày ( với người mới quen, phỏng vấn,..).
- Tôn kính ngữ : được dùng khi giao tiếp với giáo viên, cấp trên, khách hàng.
- Khiêm nhường ngữ: được dùng khi nói về bản thân mình, hoặc người thân của mình.
Sau khi đã năm được một số đặc trưng của ngữ pháp tiếng Nhật, bạn sẽ cảm thấy việc học tiếng Nhật đơn giản hơn nhiều. Hãy chăm chỉ học mỗi ngày nhé! Trung tâm tiếng Nhật SOFL chúc các bạn học tốt.
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website :http://trungtamtiengnhat.org/
Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!