Phân biệt các trợ từ trong tiếng Nhật
Một bài viết không thể nói hết được những kiến thức về trợ từ hay nếu quá dài bạn cũng chán nản khi học. Trên lớp kiến thức này cũng được tiếp cận một cách từ từ chứ không thể dồn dập. Vì lượng kiến thức quá nhiều như vậy người học tiếng Nhật rất dễ nhầm lẫn và chán nản.
Trợ từ là những từ không biến hình, ý nghĩa gần như trống không hay nói cách khác là không có nghĩa những nó lại đóng vai trò quan trọng trong câu. Ý nghĩa cơ bản của trợ từ là biểu thị quan hệ và ý nghĩa này được bộc lộ khi trợ từ kết hợp với những từ khác. Trợ từ tiếng Nhật từ rất lâu đã được các học giả Nhật Bản quan tâm nghiên cứu và tiến hành phân loại theo nhiều hướng khác nhau. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân nhóm trợ từ tiếng Nhật từ thời Minh Trị trở đi.
- Nhóm 2: các trợ từ kết hợp với các từ loại khác: 9-wa,ba, 10-mo, 11-zo, nami, namo, shi, 12-koso, 13-dani, sura, 14-sae, 15-nomi, bakari, 16-ya,ka.
- Nhóm 3: chỉ kết hợp với động từ (hoặc các từ có tính chất động từ): 17-ba, 18-to, 19-ni, wo, ga, 20-te (nite, tote, shite, nishite, toshite), 21-de, 22-zutsu.
- Nhóm 2: ý nghĩa phân chia, kết hợp: wa, to; ý nghĩa chỉ trỏ: zo, nami, koso; ý nghĩa tường minh: dani, sura, sae; ý nghĩa giới hạn: nomi, bakari; nghi vấn: ya, ka.
- Nhóm 3: ý nghĩa giả định: ba; ý nghĩa bác bỏ, cự tuyệt: to, tomo, do, domo; đưa ra sự đối lập ý nghĩa: ga; kết thúc và liên kết: te, de, tsutsu.
Xem Thêm : Học tiếng Nhật trực tuyến hiệu quả
Ủy ban nghiên cứu quốc ngữ Nhật Bản đưa ra cách phân loại dựa trên tiêu chí hình thức, chia trợ từ ra làm 4 nhóm lớn:
1. Các trợ từ kết hợp với thể ngôn, dụng ngôn và các từ khác.
Dokoro, koko (gợi lên ví dụ); nado (liệt kê sự vật cùng loại); nari, naritomo, narito (có ý nghĩa như sonomama - nguyên trạng thái như vậy); demo (dù, dẫu, cũng được); ni, nishite (chỉ địa điểm); no (định danh); bakari (giới hạn); hoka (chỉ một sự vật loại trừ các sự vật khác); hodo (mức độ gần đúng); made (mức độ gần đúng); made, mademo (sự giới hạn hoặc mức độ tác động);
Mo (liệt kê, có ý nghĩa giảm nhẹ hoặc tăng cường); ya (liệt kê); yara (liệt kê, nghi ngờ); yori, yoriha, yorimo, yorihoka, yorishika (sử dụng khi so sánh, giới hạn, hạn chế); ha (sử dụng khi nói về chủ đề nào đó); demo (sử dụng khi nêu ý nhẹ nhàng, không chính xác hóa); nagara (có ý nghĩa như sonomama); ya, yai (tiếng kêu).
2. Các trợ từ chỉ kết hợp với dụng ngôn.
no (kết hợp với từ đứng trước để (danh từ hóa) chuyển từ đó sang thể ngôn); noni (không phụ thuộc vào điều kiện đứng trước); monoka, monka, mono desu ka (lối hỏi mỹ từ, lối hỏi có tính khẳng định); mono nara, kotonara (ý giả định, tương tự như nara ở nhóm 1); mono no (có ý nghĩa như keredomo – tuy, nhưng); mono wo, koto wo (có ý nghĩa như noni - tuy rằng); yo (chỉ giả thiết); wa, wai (ngữ khí từ); tatte, tattemo (có ý nghĩa như tote – cho rằng);
Các trợ từ tiếng Nhật
tara, dara, dattara, deshitara (liệt kê những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau); tsutsu (có ý nghĩa như nagara); te, te-ha, de-ha, temo, demo (trình bày liên tục, diễn đạt những hoàn cảnh khác nhau, có cả ý nghĩa của kara - như vậy, dakara - vì vậy, noni - mặc dù); tokoroga, tokorode (kết hợp, liên kết hai câu có ý nghĩa trái ngược nhau, liên kết câu trước với câu sau); ba (điều kiện, giả thiết, liệt kê các hành động, trạng thái, ý nghĩa nguyên nhân).
3. Các trở từ chỉ kết hợp với thể ngôn.
4. Các trợ từ kết hợp với dụng ngôn và các từ khác.
Mitsuya Shigematsu lại phân chia trợ từ thành ba dạng:
-Kết hợp với danh từ
-Kết hợp với động từ
-Kết hợp với những từ loại khác.
Trên đây là một số kiến thức về cách phân biệt trợ từ trong tiếng Nhật mà trung tâm tiếng Nhật SOFL muốn cung cấp cho bạn. Chúc bạn học tốt!
TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL
Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Cơ sở Cầu Giấy:
Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở Thanh Xuân:
Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội
Cơ sở Long Biên:
Địa chỉ : Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở Quận 10:
Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:
Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:
Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM
Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline: 1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website :http://trungtamtiengnhat.org/
Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!