Đang thực hiện

11 mẹo nhỏ để chiến thắng phần đọc hiểu trước kỳ thi JLPT N2

Thời gian đăng: 09/10/2018 09:55
Sau đây là chia sẻ của Nhật Ngữ SOFL về những mẹo nhỏ bạn cần ghi nhớ khi làm bài phần đọc hiểu trong kỳ thi JLPT N2. Đọc hiểu là một phần thi rất quan trọng và rất dễ dành được điểm cao nếu bạn có đủ kiến thức và có kỹ năng tốt khi làm bài.
 
Tham gia lớp luyện thi JLPT N2 tại Nhật ngữ SOFL
 

Các dạng đề đọc hiểu 読解 N2

 -  Đọc 5 đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ và trả lời 1 câu hỏi. 
 -  Đọc 3 đoạn văn 500 chữ và trả lời 3 câu hỏi. 
 -  Có 2 - 3 đoạn văn, mỗi đoạn tổng cộng 600 chữ, nhiệm vụ là đọc và so sánh giữa 2 đoạn để trả lời 2 câu hỏi.
 -  Đọc đoạn văn dài khoảng 900 chữ và trả lời các câu hỏi. 
 -  Xem tờ quảng cáo hoặc bài báo, tạp chí, lấy thông tin từ đó để trả lời 2 câu hỏi. 

Mẹo nhỏ bạn nên vận dụng khi làm bài thi đọc hiểu chứng chỉ N2

 -  Hãy xem qua và ghi lại hoặc gạch chân những thông tin mấu chốt như tiêu đề, những từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn, từ được in đậm…. khoảng 5 giây trước khi đọc. Bạn sẽ nhanh chóng hiểu được chủ đề của đoạn văn, dựa vào đó có thể lý giải giải vấn đề và đoán được đáp án của câu hỏi.
Hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới của câu hỏi, bạn sẽ tìm ra được câu trả lời nhanh nhất
 -  Câu hỏi dạng đúng - sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải là đáp án. 
 -  Chú ý những đoạn chứa những từ ngữ mang tính khẳng định như “chắc chắn là”, “nhất định là”, “chẳng phải là”, “sẽ là”... để nắm được chính xác quan điểm và ý kiến của tác giả trong bài viết.
 -  Nếu xuất hiện những từ nối mang nghĩa trái ngược như ‘tuy nhiên”, “nhưng”, “ngược lại” thì đoạn văn sau những từ nối này thường có nội dung rất quan trọng. Nó có thể sẽ là là nội dung chính của bài đáp án của câu hỏi. 
 -  Những từ hay được lặp lại nhiều lần chính là từ khóa. 
 -  Câu hỏi dạng điền các liên từ thì cần tìm ra nội dung quan trọng, và chúng sẽ ở ngay phía sau nó.
 -  Nếu gặp cách diễn đạt “B chứ không phải A”, “thà là B hơn là A”, “B hơn A”, “B đúng hơn là A” thì nên xem kỹ vế B.
 -  Chú ý những cách diễn đạt được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài bởi đó là trọng tâm quan điểm của tác giả.
 -  Chú ý cách diễn đạt dạng nghi vấn phủ định như “chẳng phải là A hay sao”, đây chính là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân người viết hoặc người nói một cách chừng mực, khiêm tốn. Có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”, “Là A mà đúng không”.
 -  Sử dụng phương pháp loại trừ và đoán nghĩa khi không biết chắc chắn câu trả lời.

Nếu đang trong quá trình luyện thi JLPT N2 thì chắc chắn bạn không thể không ghi lại những mẹo này vào một cuốn sổ tay. Đây sẽ là những bí quyết rất bổ ích và có giá trị khi bước vào phòng thi. Nhật Ngữ SOFL chúc bạn ôn tập tốt và được điểm cao trong bài thi sắp tới.


TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT SOFL

Cơ sở Hai Bà Trưng:
Địa chỉ : Số 365 - Phố Vọng - Đồng Tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Cơ sở Cầu Giấy:  

Địa chỉ : Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội 

Cơ sở Thanh Xuân:

Địa chỉ : Số Số 6 ngõ 250 - Nguyễn Xiển - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở Long Biên:

Địa chỉ : Số 516 Nguyễn Văn Cừ - Gia Thụy - Long Biên - Hà Nội

Cơ sở Quận 10:

Địa chỉ : Số 63 Vĩnh Viễn - Phường 2 - Quận 10 - TP. HCM
Cơ sở Quận Bình Thạnh:

Địa chỉ : Số 135/53 Nguyễn Hữu Cảnh - Phường 22 - Quận Bình Thạnh - TP. HCM
Cơ sở Quận Thủ Đức:

Địa chỉ : Số 134 Hoàng Diệu 2, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức - TP. HCM

Email: nhatngusofl@gmail.com
Hotline
1900 986 845(Hà Nội) - 1900 886 698(TP. Hồ Chí Minh)
Website :http://trungtamtiengnhat.org/

Bạn đang muốn học Tiếng Nhật, vui lòng điền thông tin vào fom đăng ký bên dưới. Bộ phận tuyển sinh sẽ liên hệ lại với bạn . Cảm ơn bạn đã ghé thăm Website.Chúc các bạn học tập tốt!

Các tin khác